Móng là phần nằm ở vị trí dưới cùng của căn nhà, đây là bộ phận đảm nhiệm chức năng tải trọng của toàn bộ công trình vì vậy cần phải được thiết kế xây dựng chắc chắn. Hiện nay đối với các ngôi nhà phố, biệt thự loại móng thường được sự dụng phổ biến là móng băng. Để biết tại sao loại móng này được sử dụng, mời quý vị cùng tham khảo thông tin ngay bên dưới đây nhé.
Móng băng là gì?
Móng băng thường là một dải dài, có thể độc lập liên kết chặt chẽ với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao nhau được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.
Vị trí, địa hình xây dựng của mỗi công trình thường khác nhau về độ cứng, độ lún do vậy cần phải dựa theo điều này để sử dụng loại móng băng phù hợp, giúp đảm bảo an toàn cho công trình.
Thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song sống với nhau trong khuôn viên đó.
Lý do móng băng thường được sử dụng nhiều vì loại móng này lún đều hơn và dễ thi công hơn so với các loại móng khác.
Cấu tạo của móng băng
Móng băng gồm 3 loại chính đó là móng cứng, móng mềm, móng kết hợp lớp bê tông lót móng loại móng này có bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối rồi cuối cùng là dầm móng.
Kích thước của bộ phận cấu tạo móng:
Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Ưu điểm của móng băng
Móng băng đảm bảo được khả năng truyền tải trọng xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới.
Giảm áp lực cho đáy móng.
Mong băng là lựa chọn tối ưu nếu công trình không dùng được móng đơn.
Móng băng có độ lún đều vì vậy sẽ chống lại những rủi ro về vấn đề lún không đều giữa các cột.
Có thể áp dụng tốt cho các công trình không quá lớn hay nền xấu.
Nhược điểm của móng băng
Chiều sâu của móng băng nhỏ vì vậy độ ổn đinh về chống lật, trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
Sức tải nền móng không cao do vậy chỉ thường được sử dụng cho các công trình co quy mô nhỏ nhu nhà phố.
Đối với trường hợp mực nước mặt nằm sâu, phương án thi công sẽ phức tạp hơn do phải tăng các công trình phụ trợ và tăng chiều dài cọc ván.
Nếu trường hợp thi công móng trên đất có địa chất không ổn đinh, thuộc đất bùn, yếu thì không nên sử dụng móng băng và nên thay thế bằng móng cọc.
<< Các loại móng nhà cơ bản cần biết trước khi xây nhà