La Kinh trong thiết kế xây dựng nhà

La Kinh trong thiết kế xây dựng nhà

La kinh là một dụng cụ gắn liền với khoa học Phong Thủy. Nguồn gốc của La kinh bắt đầu từ la bàn. Khi người Trung Quốc thời cổ phát hiện ra nam châm và từ trường, họ đã ứng dụng nó trong việc phát minh ra la bàn chỉ hướng Bắc Nam. Để có thể định hướng chính xác, người ta phải dùng la bàn. Sau đó trải qua quá trình phát triển của môn Phong Thủy, người ta thêm vào chiếc la bàn những vòng có kí hiệu đặc biệt chuyên dùng trong khoa Phong Thủy để trở thành La kinh đơn giản.

Muốn xác định hướng nhà và tọa sơn của nhà (còn gọi chung là sơn hướng) không cần xác định tâm nhà, nhưng muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm của ngôi nhà.

Xác định tâm của ngôi nhà được gọi là Lập cực. Mặt khác cũng cần lưu ý khi nói sơn hướng nhà cũng như hướng cửa,  cổng là chỉ một đường thẳng vuông góc hay một đường thẳng đi qua tâm và được biểu hiện là một điểm trên cung chứ không phải là một cung. Vì vậy không bao giờ có cửa, cổng nằm tại hai cung như một số người thường hiểu lầm khi nói về hướng nhà.

Lưu ý sơn hướng nhà phải đo thực tế còn hướng cửa, cổng và những gì còn lại đều có thể xác định trên bản vẽ kiến trúc khi muốn xây dựng nhà đẹp.

Đo sơn, hướng nhà

Dụng cụ để đo trong Phong thủy là La kinh. La kinh là một chiếc la bàn được gắn thêm các vòng có kí hiệu đặc biệt dùng trong Phong thủy. Trong trường hợp không kiếm được La kinh thì có thể dùng la bàn thay thế.

Đặt La kinh tại bất kì một điểm nào, với điều kiện không bị nhiễm từ. Chỉnh La kinh nằm đúng hướng (trực) Nam – Bắc, cầm một đường chỉ đi qua tâm của La kinh sao cho vuông góc với mặt tiền hoặc mặt hậu của nhà rồi ghi lại số độ và chữ phân kim sơn hướng đó.

Phân kim (dương tơ) là một thuật ngữ Phong thủy dùng để chỉ 1/60 của vòng tròn La kinh. Còn gọi là vòng Lục thập bình phân thấu địa long. Mỗi một phân kim chiếm 60 (60×60 = 3600).

Nếu phân kim và các cung: Canh Tý, Đinh Sửu, Tân Sửu, Mậu Dần, Nhâm Dần, Kỹ Mão, Quý Mão, Canh Thình, Giáp Thình…gọi là đắc chính kim vượng tướng.

Nếu phân kim và các cung: Nhâm Tý, Ất Sửu, Quý Sửu, Bính Dần, Giáp Dần, Đinh Mão, Ất Mão, Mậu Thìn, Bính Thìn, Kỷ Tỵ, Đinh Tỵ, Nhâm Thân, Canh Thân, Quý Hợi, Giáp Tý, gọi là lạc sai  thác cô hư.

Nếu phân kim và các cung: Mậu Tý, Kỷ Sửu, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Bính Thân, Mậu Tuất gọi là phạm phong vong. Phong vong là tuyến bất khả lập, vì vậy nếu là nhà ở có sơn hướng phạm phong vong là vô cùng bất lợi, cần phải điều chỉnh là xử lý tốt.

Định vị

Định vị của một vật là xét xem vật đó nằm tại vị trí cung nào trong cửu cung của vùng khí trường của nhà. Trong địa lý Phong thủy người ta chia nhà thành cửu cung – dù nhà có hình thù phức tạp cũng phải quy về hình vuông và hình chữ nhật, sau đó chia thành 9 cung. Mỗi cung thể hiện một vị trí để bố trí các Tiết Minh (gường ngủ, bàn thờ, bếp, cầu thang…) và các Bất Tiết Minh (vệ sinh, nhà tắm, nhà kho…). Sự cát khung là do vùng khí trường (vùng khí đóng mở) tạo ra. Định vị chính là sự bố trí của vùng khí trường đó, số kiểu cung tùy thuộc vào hướng nhà sau khi phi tinh theo đường đi của các vì sao.

Vị không phải là hướng, vị chỉ là nơi đặt vật đó, hướng là chỉ vật đó quay về hướng nào. Bất kỳ một vị trí nào cũng có thể có 8 hướng. Mặc dù có sự phân biệt rõ ràng như thế nhưng trong thực tế vẫn có rất nhiều người, kể cả những người hành nghề địa lý thường nhầm giữa vị và hướng. Chỉ có thể nói quay về hướng Diêm Niên, Sinh Khí hay hướng Ngũ Quỷ, Tuyệt Mệnh chứ không thể nói đặt tại vị trí Diêm Niên, Sinh khí hay Tuyệt Mệnh.

Trong Bát Minh Trạch có nói “Táo tòa nên đặt vuông hung, hướng về phương các” là nói lưng bếp quay về phương hung như Ngũ Quỷ, Lục Bát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh và mặt bếp hướng về phương các như Thiên y, Sinh khí, Diêm niêm, Phục vị. Còn khi nói tới vị trí là người ta nói đến nó đặt ở tại cung nào của cửu cung.

Khoa Phong thủy dựa trên nguyên tắc “Nhất vị nhất hướng”, tức là vị trí quan trọng nhất rồi mới đến hướng. Bởi vì bất kỳ một công trình kiến trúc nào về cơ bản cũng chịu tác động của hai thứ khí là khí chìm và khí nỗi, còn gọi là Nguyên khí và Thực khí.

Nguyên khí – khí chìm là khí từ trong lòng đất bốc lên, vì vậy còn gọi là âm khí. Âm phân hoàn toàn hấp thụ khí này. Nguyên khí là lực mạnh hơn thực khí nhưng lại phát tán chậm. Vì vậy mà phần thường hay chậm phát.

Thực khí – Khí nỗi trên mặt đất nên còn gọi là dương khí. Thực khí lực nhẹ nhưng lại phát tán nhanh. Dương cơ hấp thụ được cả hai khí trong đó có thực khí nên phát tác nhanh.

Nguyên khí từ dưới lòng đất bốc lên nên nó chính là khí cửu cung trong vùng khí trường. Khi ta xét tới vị trí của vật thể chính là xét tới khí này. Còn thực khí là khí nổi trên mặt đất, biến đổi linh hoạt không ngừng nên khoa Phong thủy lấy bát khí để tượng trưng cho nó. Khí nổi phải dùng hướng mà hấp thụ. Tuy nhiên thực khí – khí nổi, phụ thuộc nhiều vào nhân khí – cơ địa của người dân ở, đồng thời lực tác động của nó cũng nhẹ hơn vì vậy mà nói “nhất vị, nhị hướng”. Đây chính là nguyên lý cơ bản để lựa chọn bố trí khi thiết kế kiến trúc cho mỗi một công trình.

Điều này cũng còn cho thấy cái sát của Thực khí – sát do các vật thể và các công trình kiến trúc bên ngoài gây ra như một góc nhọn, một con đường không hung họa bằng cái sát do Nguyên khí xấu của bản trạch gây ra.

Với khinh nghiệm thực tế cho thấy rằng những nhà ở của chúng ta phạm và nguyên tác của thực khí nhiều vô số nhưng nhà bị con đường đâm thẳng vào, nhà bị đầu hồi nhà khác chiếu tới, thiết kế nhà mà mặt trước có một cây cột điện hay một cây to, nhà có 3 cửa thông nhau, cửa nhìn thẳng vào bếp, rồi gường ngủ kê ngay dưới dầm nhà…Những điều này lẽ dĩ nhiên cũng làm cho gia chủ bất lợi nhưng không vì thế mà sinh ra tai họa, hoặc giả tuy có tai họa thì cũng là tai họa nhẹ, thỉnh thoảng. Nhưng nếu nhà nào phạm vào nguyên tắc của Nguyên khí, ví dụ nhà vệ sinh bố trí vào cung âm Quý Nhâm, bàn thờ vào Đại Sát, Thiên hình…thì không nhà nào không gặp tai họa, thậm chí có nhà dẫn đến phá sản, chết người, tuyệt tự, những cái chết rất đáng sợ và thương tâm. Thế mới biết trong mối quan hệ giữa Nguyên khí và Thực khí, giữa Vị và Hướng thì Nguyên khí làm trọng, Thực khí làm khinh, Vị chính là hướng là phụ vậy.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *